Mẹo đơn giản xử lý rác thải trong gia đình
Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 15 triệu tấn chất thải mới, trong đó chiếm 50% tổng số là rác thải từ các khu đô thị. Mặc dù việc thu gom rác thải đang được cải thiện trên khắp cả nước nhưng vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt ở các vùng nông thôn xa thành phố lớn. Vì vậy chúng ta cần biết cách phân loại rác thải sinh hoạt cho đúng. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho bạn trong việc xử lý rác thải để có hiệu quả nhanh chóng và thân thiện với môi trường:
Thận trọng khi xử lý rác thải
Có gần 100 bãi chôn lấp rác tại Việt Nam, nhưng trong số đó chỉ có chưa đến 20 bãi rác được coi là vệ sinh, số còn lại gây nguy hiểm cho người lao động và người vô gia cư đang sinh sống bằng việc nhặt rác ở các nơi này và còn góp phần vào vấn nạn ô nhiễm không khí của đất nước. Để tiến hành quản lý rác thải sinh hoạt trong mỗi gia đình,
Một trong những điều đầu tiên các gia đình có thể thực hiện là giảm thiểu việc xử lý rác bằng cách hạn chế xả rác. Hãy thận trọng khi mua sắm và cố gắng hạn chế sử dụng bao bì không cần thiết, thay vào đó bạn có thể dùng túi vải đựng đồ để dùng được nhiều lần. Càng ít thải rác, chúng ta càng góp phần giúp cho môi trường Việt Nam được cải thiện.
Lựa Chọn Chất Liệu Tái Sử Dụng và Phân Loại Rác Thải
Tất nhiên là bạn không thể nào hạn chế hoàn toàn việc phải dùng tới bao bì đựng đồ, do đó hãy cố gắng sử dụng các bao bì có thể tái chế được. Các loại rác thải có thể bán cho đồng nát giúp giảm việc xử lý rác trong mỗi hộ gia đình. Khi mua thực phẩm hoặc các chất tẩy vệ sinh, hãy lựa chọn các sản phẩm đựng trong hộp bìa carton hoặc chai nhựa tái chế. Bạn có thể giảm một nửa công việc xử lý rác thải bằng cách mua sắm hợp lý, vừa giúp giảm rác thải vừa bảo vệ môi trường.
Phân Loại Rác
Để góp phần bảo vệ môi trường, điều quan trọng là bạn phải biết phân loại rác thải như thế nào cho đúng cách để chắc chắn các loại rác thải khác nhau được phân chia thành đúng loại. Người ta ước tính rằng hơn hai triệu tấn chất thải trong các bãi rác ở Việt Nam thực sự là những chất thải có thể thu gom đồng nát được. Vì thế điều quan trọng nhất là bạn cần biết những gì có thể và không thể tái chế. Khi phân loại chất thải, hãy bỏ các đồ có thể tái chế như thẻ nhựa, giấy, các đồ nhựa, kim loại, thủy tinh và vải vào một thùng rác riêng, ở xa thùng rác chứa rác thải sinh hoạt.
Những Điểm Chính:
- Giảm lượng rác thải sinh hoạt bằng việc thay đổi một số thói quen hàng ngày như sử dụng túi tái sử dụng thay vì túi nilon.
- Hãy mua sắm một cách thông minh – bạn nên lựa chọn các sản phẩm có hộp làm bằng chất liệu tái chế như bìa hoặc nhựa để dễ bán lại cho người thu mua đồng nát.
- Chú ý phân loại rác thải trước khi bỏ vào thùng rác. Người ta ước tính rằng lượng rác thải có thể được tái chế nhưng không được phân loại ở các bãi rác đang gia tăng ở mức độ bùng phát.